Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về doanh nghiệp tranh thủ thời cơ xuất khẩu tôm đến khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo.
Xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, giá tôm XK của Việt Nam có phần tích cực hơn, các doanh nghiệp đang tranh thủ thời cơ sau đại dịch Covid-19.
Doanh nghiệp cho biết các thị trường chính đều tăng
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), XK tôm Việt Nam tháng 4/2020 tiếp tục tăng 5,8% đạt 244,2 triệu USD. Tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường NK chính đều tăng. Giá tôm nguyên liệu và XK tôm của Việt Nam có phần tích cực hơn so với các tháng trước đó. Tồn kho tại các thị trường lớn không nhiều. Nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
Như vậy, trong 4 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mặt hàng XK chủ lực tăng trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
Theo VASEP, việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam góp phần giúp các DN tôm Việt Nam có khả năng cạnh cao hơn so với các nguồn cung đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador – những nước cho tới nay vẫn còn phải đang gồng mình chống chọi với Covid-19 mà chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất bình thường.
Nhật Bản vẫn duy trì là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Sau khi giảm nhẹ trong tháng 3/2020, trong tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng 19% đạt 48,6 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 180,5 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ 2019.
Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, trong tháng 4, với kim ngạch 158,7 triệu USD các sản phẩm tôm từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang Mỹ tăng 14% đạt hơn 43,2 triệu USD. Mỹ là thị trường duy nhất, ghi nhận mức tăng trưởng dương về nhập khẩu tôm Việt Nam trong cả 4 tháng đầu năm nay.
Các doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ EVFTA
Riêng thị trường EU kim ngạch XK tôm trong 4 tháng đầu năm nay lại giảm gần 8%, chỉ đạt gần 123 triệu USD. Tuy nhiên, trong tháng 4/2020, 2 thị trường nhập khẩu chính là Hà Lan và Bỉ đã có mức tăng trưởng dương sau khi giảm trong tháng 3.
Với thị trường này, Việt Nam có lợi thế ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, hiện đang đưa ra Quốc hội để thảo luận, thông qua, dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới. Đặc biệt đối với sản phẩm tôm có mức thuế mà Ấn Độ, Thái Lan hay các nước khác không có lợi thế cạnh tranh, sẽ có nhiều tác động tích cực. Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn vẫn còn, nên doanh nghiệp chế biến, XK và người nuôi tôm cần liên kết chặt chẽ để vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ khi thị trường hồi phục.
Cùng với đó, trong tháng 4/2020, Trung Quốc lần đầu tiên tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng trước đó. Tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 39,2 triệu USD, tăng 16,6% so với tháng 4/2019. XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm nay đạt 108,8 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái do giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm.
Nhu cầu NK tôm của Trung Quốc trong quý II/2020 dự kiến phục hồi do nước này đã dần khống chế được dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã quay trở lại sản xuất trong khi nguồn cung tôm nội địa của Trung Quốc bị hạn chế do dịch bệnh trên tôm nuôi.
XK tôm Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội XK hậu Covid-19 khi các đối thủ chính như tôm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn. Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở Châu Âu, cùng với đó là thuế XK tôm vào thị trường Mỹ thấp, XK tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020.
Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội VASEP, để tạo vùng nguyên liệu cho XK, đơn vị đã khiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tối đa cho người nuôi tôm và ngư dân khai thác biển để có thể thực hiện ngay từ tháng 5/2020 thả lại tôm, khai thác biển nhằm bắt kịp giai đoạn tháng 7 đến tháng 8/2020 khi các doanh nghiệp có cơ hội lớn về thị trường thế giới phục hồi, tăng tiêu thụ cao trở lại trong khi một số nước sản xuất cạnh tranh chưa quay lại sản xuất bình thường.
Chúng tôi chia sẽ thông tin về doanh nghiệp tranh thủ thời cơ xuất khẩu tôm đến quý khách hàng và các doanh nghiệp, mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách. Đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.
Xin chân thành cảm ơn và hy vọng được hợp tác.