Úc thay đổi điều kiện nhập khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ

Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa có thông báo sẽ thay đổi điều kiện nhập khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào nước này từ ngày 19/4/2017.

Ngày 30/11, t?i Khu công nghi?p Tân Thành, th? xã Ð?ng Xoài (t?nh Bình Phu?c), Công ty TNHH Xây d?ng Ð?ng Phú dã t? ch?c l? khánh thành Nhà máy ch? bi?n g? di?u v?i công su?t 1.000 m3/nam, kinh phí d?u tu hon 11 t? d?ng. Ðây là d? án “Xây d?ng mô hình s?n xu?t công nghi?p ch? bi?n g? di?u t?i m?t xã mi?n núi t?nh Bình Phu?c”, thu?c “Chuong trình xây mô hình ?ng d?ng và chuy?n giao khoa h?c công ngh? ph?c v? phát tri?n kinh t? xã h?i nông thôn và mi?n núi giai do?n 2007 d?n 2010” c?a B? Khoa h?c và Công ngh? tri?n khai t?i t?nh Bình Phu?c. Trong ?nh: Công nhân dang hoàn thi?n ván ghép thanh t? g? di?u. ?nh: Hoàng Tu?n-TTXVN.

Cụ thể là thay đổi khung thời gian trong việc xuất khẩu sau khi xử lý đối với gỗ chưa gia công và thay đổi về các yêu cầu chứng từ đối với các mặt hàng bằng gỗ.

Theo đó, điều kiện nhập khẩu thay đổi đối với gỗ và các sản phẩm từ gỗ bao gồm: Thời gian cho phép từ khi xử lý đến khi xuất khẩu gỗ chưa gia công từ tất cả các quốc gia là 90 ngày; các sản phẩm gỗ tái tạo và gỗ ép, tấm dán và các sản phẩm khác được đưa vào danh sách các mặt hàng từ gỗ đã được gia công cao.

Đây là danh sách các mặt hàng được coi là có rủi ro an toàn sinh học thấp. Danh sách này cũng bao gồm các sản phẩm từ gỗ có độ dày và chiều rộng nhỏ hơn 4mm.

Các mặt hàng được nêu trong danh sách này chỉ yêu cầu nộp chứng từ thương mại để chứng minh an toàn sinh học.

Kể từ ngày 01/9/2017, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc sẽ tăng thời gian cho phép từ khi xử lý đến khi xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ từ 21 ngày lên 6 tháng.

Bộ cũng yêu cầu các sản phẩm từ gỗ phải kèm theo tờ khai bổ sung của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp ghi rõ hàng hóa này được lưu giữ để tránh rủi ro tái nhiễm sâu bệnh giữa giai đoạn xử lý và xuất khẩu.

Tờ khai bổ sung đối với các sản phẩm từ gỗ xác nhận các nhà sản xuất/cung cấp đã sử dụng một hoặc tất cả các biện pháp dưới đây để quản lý rủi ro tái nhiễm:

– Cơ sở sản xuất/kho bãi sạch sẽ và không có sâu bệnh;

– Một hệ thống quản lý hoặc quy trình tại chỗ nhằm duy trì việc cơ sở sản xuất/kho bãi không có sâu bệnh;

– Một quy trình xử lý việc nhiễm bệnh tại cơ sở sản xuất/kho bãi;

– Tách nơi lưu giữ gỗ đã xử lý hoặc các sản phẩm đã gia công khỏi nơi lưu giữ gỗ chưa qua xử lý;

– Một quy trình đóng gói đảm bảo hàng hóa được bảo vệ khỏi việc tái nhiễm sâu bệnh.

Để chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu này thì trên tờ khai bổ sung của các nhà sản xuất/cung cấp cần nêu rõ hàng hóa đã được lưu giữ sau khi xử lý để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm.

nguồn : Hải Quan Việt Nam