Xây dựng môi trường kinh doanh ứng biến theo thời điểm

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về xây dựng môi trường kinh doanh ứng biến theo thời điểm đến khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo.

Thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư hay Việt Nam cần phải xây dựng một thị trường chứng khoán, cơ chế tài chính minh bạch và công bằng, được vận hành một cách hiệu quả và mở cửa hơn đối với các giao dịch với nước ngoài… là một trong nhiều ý kiến phản ánh của cộng đồng DN tại Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn Việt Nam xây dựng môi trường kinh doanh cho phép áp dụng chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp đối với từng công ty thông qua việc xem xét từng dự án của công ty đó có đủ điều kiện nhận ưu đãi thuế hay không. Ảnh: ST

Xây dựng môi trường kinh doanh nhiều kiến nghị liên quan đến phát triển dự án

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2020, ông Hong Sun, Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn DN Việt Nam (VBF), hiện nay, cộng đồng DN Việt Nam nói chung và các DN đầu tư nước ngoài nói riêng đều đang kỳ vọng rất lớn vào các giải pháp của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh. Các DN đặc biệt đánh giá cao một số biện pháp mà Chính phủ đã triển khai để hỗ trợ DN. Đó là cho vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động, giãn thời gian các khoản vay hiện tại, giảm lãi suất, tạm dừng đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, lùi thời hạn đóng phí công đoàn, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, giảm và gia hạn đóng thuế Thu nhập DN, gia hạn đóng thuế GTGT…. Tuy nhiên, theo ông Hong Sun, các biện pháp hỗ trợ DN cần sự điều chỉnh kịp thời về điều kiện áp dụng cho phù hợp với thực tế và sát với nhu cầu của DN.

Ông Kim HanYong, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) cho biết, hiện việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bị chậm trễ do thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng, và điều này gây nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, ông Kim HanYong mong có hướng dẫn rõ ràng về việc thực hiện quy định để chính quyền địa phương nắm rõ. Điều này sẽ giúp chính quyền địa phương kịp thời cấp giấy phép cho các dự án bị chậm tiến độ.

Ngoài ra, để hỗ trợ tăng trưởng bền vững, nguồn cung cấp điện ổn định, đại diện KoCharm cũng đề nghị Chính phủ Việt Nam cân nhắc việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. “Tôi được biết Bộ Công Thương hiện đang chuẩn bị xây dựng Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, là quy hoạch cung cấp điện trung và dài hạn. Việc mở rộng các nguồn năng lượng mới và tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời sẽ là ưu tiên hàng đầu mà Chính phủ Việt Nam theo đuổi. Tôi hiểu rằng các nhà máy điện chịu tải chính trong lưới điện với năng lực sản xuất điện ổn định không bị gián đoạn đóng vai trò thiết yếu đối với quy hoạch này. Để hướng đến mục tiêu này, hiện nay là thời điểm vô cùng thích hợp để Việt Nam cân nhắc phát triển điện hạt nhân, vốn đã bị ngưng lại trước đây trong quy hoạch trung – dài hạn”, ông Kim HanYong kiến nghị.

Theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân ở các thành phố lớn tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường sử dụng công nghệ mild hybrid, hybrid và chạy hoàn toàn bằng điện. EuroCham kiến nghị, sau ngày 31/12/2020, việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các mẫu xe lắp ráp trong nước kết thúc, Chính phủ Việt Nam nên áp dụng mức giảm 50% thuế trước bạ tương tự đối với xe mild hybrid, hybrid và xe chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2021.

Cũng liên quan đến vấn đề năng lượng, Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (InCham) cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực điện LNG tại Việt Nam có thể gặp nhiều thách thức bao gồm chi phí đầu tư LNG cao, khung pháp lý đang phát triển về điện khí hóa lỏng (LNG-to-power) ở Việt Nam có những điểm bất cập. Đồng thời, làm việc với các doanh nghiệp nhà nước đôi khi là một công việc khó khăn do cách thức hoạt động của các doanh nghiệp này và nguồn thông tin hạn chế để các nhà đầu tư thực hiện thẩm định doanh nghiệp. Đặc biệt, Việt Nam không có đủ nguồn khí trong nước và phải nhập khẩu nhiên liệu để vận hành các nhà máy điện LNG, đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí. Do đó, InCham kiến nghị, khung pháp lý tại Việt Nam về lĩnh vực LNG cần được làm mới để hỗ trợ các cơ hội đầu tư tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Xây dựng môi trường kinh doanh đẩy mạnh những nỗ lực thực chất, đồng bộ

Mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, song cộng đồng doanh nghiệp vẫn cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực thực chất, đồng bộ. “Những DN và nhà đầu tư cần có một môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, không khó dự đoán và tinh gọn, ưu tiên cho sự đổi mới trong kinh doanh- không chỉ nhằm mục đích thu hút đầu tư mới, mà còn duy trì và phát triển những nguồn đầu tư tại Việt Nam. Một khung pháp lý quá máy móc, thủ tục hành chính rườm rà có thể phát sinh thêm các cơ hội ‘trục lợi’ và những khoản phí phát sinh bất hợp pháp. Ngược lại thì những thủ tục hành chính hợp lý có thể khuyến khích, thúc đẩy đầu tư nước ngoài và phục hồi nền kinh tế”, bà Virginia Foote, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) nhấn mạnh.

Và để giúp thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI không chỉ từ Nhật Bản mà còn từ nhiều quốc gia khác, ông Tetsu Funayama (JCCI) đề xuất Chính phủ Việt Nam bố trí đầu mối liên hệ chung trong bộ máy chính quyền Trung ương để liên lạc với cơ quan có thẩm quyền địa phương và đối ứng tham vấn từ DN nước ngoài. Thông qua liên lạc đầu mối này, DN tìm hiểu chi tiết về quy định pháp luật trước khi đăng ký đầu tư, từ đó, giảm thiểu rủi ro cho DN FDI khi thực hiện dự án.

Cũng theo ông Tetsu Funayama, câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số – yếu tố chìa khóa ảnh hưởng tới sự hưng thịnh hay lụi tàn của các doanh nghiệp và việc kinh doanh trong tương lai bằng cách nào? Đây là một đề tài vô cùng quan trọng trong việc quyết định khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Ông Tetsu Funayama hy vọng Chính phủ sẽ có những hỗ trợ đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này.

Tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp ứng biến với suy giảm kinh tế cũng là mong muốn chung của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp mong muốn Việt Nam cho phép áp dụng chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp đối với từng công ty thông qua việc xem xét từng dự án của công ty đó có đủ điều kiện nhận ưu đãi thuế hay không. Trong trường hợp thỏa mãn điều kiện là khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, hoặc số tiền đầu tư vượt quá một hạn mức nhất định DN mong muốn Chính phủ phê duyệt ưu đãi thuế cho toàn bộ công ty trong chuỗi cung ứng đó.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về xây dựng môi trường kinh doanh ứng biến theo thời điểm đến quý khách hàng và các doanh nghiệp, mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách. Đến với  công ty vận tải Khánh Hà quý khách yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hy vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.