Vấn đề chính sách thuế xuất khẩu lại một lần nữa nan giải, tại một số hội nghị đối thoại với doanh nghiệp do các đơn vị thuộc Cục Hải quan TP.HCM tổ chức mới đây, một số DN phát sinh vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục quyết toán đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Công ty vận tải Khánh Hà Logictics xin giới thiệu đôi nét về vấn đề này.
Thuê gia công lại có được miễn thuế xuất khẩu?
Theo phản ánh của một số DN, trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, DN đang gặp vướng mắc liên quan đến việc thuê gia công lại một vài công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm để xuất khẩu. Theo đó, khi DN nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình sản xuất xuất khẩu, kiểm tra của cơ quan Hải quan cho thấy, DN có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ. Tuy nhiên, DN này không thực hiện toàn bộ các công đoạn sản xuất mà chỉ thực hiện các công đoạn chủ yếu, còn một số công đoạn nhỏ DN thực hiện thuê các đơn vị hoặc hộ cá thể khác gia công lại, sau đó nhận lại sản phẩm để xuất khẩu hoặc tiếp tục sản xuất để xuất khẩu. Vậy trường hợp này có thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu năm 2016 hay không?
Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu năm 2016: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” thuộc đối tượng được miễn thuế. Trường hợp của DN nêu trên thỏa mãn quy định về cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Việc thuê gia công lại một số công đoạn trong quá trình sản xuất là phù hợp với thực tiễn nền kinh tế hiện nay, bên cạnh đó cũng tạo thu nhập cho các DN vừa và nhỏ, các hộ gia đình… Theo quan điểm của Cục Hải quan TP.HCM, trường hợp nêu trên vẫn thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu năm 2016.
Từ những vướng mắc phát sinh của DN, ông Huỳnh Trung Kiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư giải thích và lưu ý thêm cho DN. Theo quy định, DN gia công thuê đơn vị khác gia công lại hàng hóa của DN thì đơn vị gia công lại phải được kiểm tra năng lực sản xuất. Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì DN mới được chuyển nguyên liệu cho DN gia công lại. Cơ quan Hải quan sẽ căn cứ thực tế để thực hiện việc kiểm tra cơ sở sản xuất của DN được thuê gia công lại. “Các DN cũng cần lưu ý, khi thực hiện thuê gia công lại cần thận trọng, chỉ giao nguyên liệu cho DN gia công lại khi cơ quan Hải quan đã kiểm tra, công nhận năng lực sản xuất đáp ứng theo quy định”- ông Huỳnh Trung Kiên lưu ý.
Quyết toán đối với xuất khẩu ủy thác
Ngoài ra, tại Cục Hải quan TP.HCM phát sinh nhiều trường hợp DN nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu thông qua hợp đồng ủy thác. DN sản xuất hàng xuất khẩu có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam ký hợp đồng ủy thác cho DN khác nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. Sau khi sản xuất, DN trực tiếp xuất khẩu sản phẩm hoặc lại tiếp tục ủy thác cho DN khác xuất khẩu.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm công ty vận tải Khánh Hà Logictics sẽ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong việc nhập khẩu và vận chuyển, hãy đến với Khánh Hà các doanh nghiệp sẽ hài lòng về cách phục vụ cũng như giá cả.