Chuẩn hoá công tác thanh tra giá chuyển nhượng

0
477

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ với quý khách hàng và các doanh nghiệp về chính sách thanh tra giá chuyển nhượng để cùng tham khảo.

Ngành Thuế đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để ngăn chặn hành vi chuyển giá tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và chống thất thu ngân sách nhà nước.

Tính hết quý I/2019, ngành Thuế đã thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng với 26 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết
Tính hết quý I/2019, ngành Thuế đã thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng với 26 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết

Cần thanh tra nhiều vụ việc quy mô lớn, phức tạp

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tính đến hết quý I/2019, số doanh nghiệp bị thanh tra là 462 doanh nghiệp, đạt 6,42% kế hoạch năm 2019. Tổng số truy thu, truy hoàn, phạt là 891,41 tỷ đồng (bằng 94,32% so với cùng kỳ năm 2018); giảm khấu trừ 13,85 tỷ đồng; giảm lỗ là 1.656,96 tỷ đồng. Từ đó, số tiền thuế đã nộp ngân sách là 409,46 tỷ đồng (đạt 45,93% số thuế tăng thu qua thanh tra).

Đáng chú ý, cũng đến hết quý I/2019, ngành Thuế đã thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng với 26 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết. Qua đó đã tiến hành truy thu, truy hoàn 115 tỷ đồng; giảm lỗ 113 tỷ đồng; giảm khấu trừ 2,8 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế là 779 tỷ đồng.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, nếu so với tổng số doanh nghiệp có giao dịch liên kết được thanh tra kiểm tra năm 2018 (593 doanh nghiệp) thì con số doanh nghiệp mà ngành Thuế thanh tra kiểm tra trong 3 tháng đầu năm có phần chậm lại. Theo lý giải của lãnh đạo Tổng cục Thuế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do việc thanh tra giá chuyển nhượng đang thực hiện với những doanh nghiệp có phạm vi, quy mô lớn, vụ việc phức tạp và kéo dài.

Theo Tổng cục Thuế, trong 3 năm qua, cơ quan này đã xây dựng, rà soát, hoàn thiện các quy định đối với chống chuyển giá. Cụ thể, Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; trình Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 41/2017/TT- BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Những quy định đó đã góp phần cải cách hành chính về thuế, giảm bớt nghĩa vụ kê khai và lập hồ sơ xác định giá chuyển nhượng đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ kiểm soát giữa các bên và tỷ lệ vốn vay trong vốn chủ sở hữu dưới 25%. Đồng thời, để tăng cường hiệu quả của công tác chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, hạn chế xói mòn nguồn thu, tại dự thảo Luật Quản lý thuế đã bổ sung một số quy định liên quan đến giá chuyển nhượng.

Về cơ sở dữ liệu để chống chuyển giá, đã có quy định về trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý giá chuyển nhượng đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng không tuân thủ quy định về kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Trong thời gian qua, ngành thuế đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro về giá chuyển nhượng để áp dụng trong xây dựng kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng của Tổng cục Thuế và đưa vào các văn bản chỉ đạo các cục thuế xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, trong đó có nêu một số tiêu chí cơ bản như: Doanh nghiệp lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất; có phát sinh giao dịch liên kết lớn; phát sinh giao dịch liên kết chủ yếu với các bên liên kết tại các nước thuế suất thấp hoặc không thu thuế…

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế thực hiện hỗ trợ các cục thuế về cơ sở dữ liệu trong công tác thanh tra giá chuyển nhượng, thực hiện báo cáo tình hình và hiệu quả khi sử dụng cơ sở dữ liệu một số ngành tại các cục thuế để đảm bảo độ chính xác, đầy đủ về thông tin ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng tới thanh tra, kiểm tra theo hướng hiện đại

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế, Tổng cục Thuế tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng thống nhất, hiện đại.

Theo đó, ngành Thuế tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo việc thống nhất trong các quy định và đảm bảo hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế, điều tra thuế; xây dựng hệ thống tỷ suất lợi nhuận phục vụ công tác quản lý giá chuyển nhượng; phân quyền sử dụng cơ sở dữ liệu người nộp thuế cho các cục thuế để thực hiện phân tích rủi ro và thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng; chuẩn hoá công tác thanh tra giá chuyển nhượng…

Đồng thời, cơ quan Thuế tăng cường trao đổi thông tin với các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, đơn cử như thực hiện trao đổi thông tin về các giao dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ…

Hiện nay, Tổng cục Thuế đang xây dựng và hoàn thiện Quy chế phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài chính như: Tổng cục Hải quan, Uỷ ban Chứng khoán… trong việc trao đổi thông tin phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong tất cả các chức năng quản lý thuế.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về chính sách hanh tra giá chuyển nhượng đến quý khách hàng và các doanh nghiệp mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách, đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách có thể yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hi vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.