Doanh nghiệp đầu tư toàn diện để đưa trái cây Việt vào các thị trường khó tính

0
304

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin doanh nghiệp đầu tư toàn diện để đưa trái cây Việt vào các thị trường khó tính để cùng tham khảo.

Nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính, nhiều DN Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu, nhà máy sơ chế, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm từ mãng cầu của Thuận Thiên Thành trái cây Việt tại một hội chợ ở Đài Loan.
Sản phẩm từ mãng cầu của Thuận Thiên Thành trái cây Việt tại một hội chợ ở Đài Loan.

Chinh phục những khách hàng khó tính từ trái cây Việt

Giữa tháng 4 vừa qua, lô xoài đầu tiên của Việt Nam đã được Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Mỹ, mở ra thị trường rộng mở đầy tiềm năng cho trái xoài nói riêng cũng như trái cây của Việt Nam nói chung. Ngay sau lô xoài của Chánh Thu, Công ty Vina T&T cũng đưa xoài đi Mỹ. Từ đó đến nay, hầu như ngày nào cũng có xoài từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Trong việc đưa thành công trái xoài sang Mỹ, sau 5 loại trái trước đó là vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa, bên cạnh vai trò mở cửa thị trường của cơ quan Nhà nước, không thể không nhắc tới những nỗ lực bền bỉ của các DN. Điển hình như Công ty Vina T&T, dù mới chỉ thành lập từ năm 2014, nhưng đến nay công ty đã có tới 7 công ty con tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu trái cây. Cụ thể, công ty đã xây dựng được 3 nhà máy sơ chế tại Đồng Tháp, Bến Tre và Tiền Giang, cùng với diện tích vùng trồng rộng lớn, chiếm trên 50% diện tích cây ăn quả ở phía Nam. Tại các vùng trồng của Vina T&T đều có sự kiểm soát chặt chẽ về quy trình sản xuất, đảm bảo cho ra các sản phẩm trái cây đạt tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP. Chính nhờ vậy, công ty đã “mai mối” cho trái cây Việt vào nhiều thị trường khó tính. Trong đó, Mỹ là thị trường chủ lực. Hiện Vina T&T là DN dẫn đầu về xuất khẩu trái cây vào Mỹ, chiếm tới 50% số lượng trong khoảng 15 DN Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

Tương tự Vina T&T, Công ty Chánh Thu cũng đã có sự đầu tư bài bản về vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Hiện Chánh Thu đang quản lý tới 25 mã số vùng trồng trái cây với diện tích khoảng 400 ha. Công ty cũng đã đưa thành công nhiều loại trái cây như chôm chôm, nhãn, thanh long, xoài, sầu riêng, vú sữa… vào các thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc, Dubai… Chính việc đầu tư bài bản cho vùng nguyên liệu để có được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao đã giúp Chánh Thu duy trì sự tăng trưởng cao ngay cả khi tình hình chung không mấy khả quan. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, mặc dù ngành trái cây Việt Nam lao đao khi thị trường Trung Quốc bất ngờ đưa ra những yêu cầu khắt khe về chất lượng, nhưng tình hình xuất khẩu của Chánh Thu vẫn không bị ảnh hưởng. Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cho hay, kim ngạch xuất khẩu của Chánh Thu từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng 30%. Nguyên nhân là do từ trước đó, vùng nguyên liệu của công ty đã đạt các tiêu chuẩn để xuất khẩu vào các thị trường khó tính, nên những yêu cầu khắt khe của Trung Quốc không gây ra trở ngại nào đối với Chánh Thu.

Một loại trái cây Việt xoài của Chánh Thu được bày bán tại Mỹ.
Một loại trái cây Việt xoài của Chánh Thu được bày bán tại Mỹ.

Không chỉ xuất khẩu trái cây Việt tươi, mới đây, Công ty Thuận Thiên Thành còn xuất khẩu thành công lô hàng 1 tấn mãng cầu xiêm sấy dẻo và trà trái cây mãng cầu xiêm vào thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch với giá trị lên tới 10.000 USD. Trước đó, sản phẩm của công ty cũng đã được đón nhận tại nhiều thị trường như Mỹ, Singapore, Brunei, Thái Lan, Đài Loan… Có được thành công này là nhờ công ty đã đầu tư nông trại rộng 100 ha cùng với việc liên kết bao tiêu cho vùng nguyên liệu 30 ha theo tiêu chuẩn sạch. Cùng với đó, Thuận Thiên Thành cũng đã xây dựng 1 nhà máy tại Đồng Tháp có công suất 3 tấn thành phẩm/ngày để chế biến sản phẩm. Trong quá trình chế biến, các sản phẩm của Thuận Thiên Thành hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản hay các hoá chất, mà chỉ dùng chiết xuất của các loại trái cây để kéo dài thời gian bảo quản. Đây chính là thế mạnh giúp sản phẩm của Thuận Thiên Thành chinh phục được nhiều khách hàng khó tính.

Tiếp tục mở rộng đầu tư xuất khẩu trái cây Việt

Theo các DN xuất khẩu trái cây, dù có mức giá khá cao, song trái cây Việt vẫn được người tiêu dùng các nước đón nhận rất tích cực. Điển hình như trái xoài tại thị trường Mỹ có giá bán lên tới trên 10 USD/pound (tương đương trên 20 USD/kg, tức khoảng gần 500.000 đồng/kg). Bà Vy cho biết, với mức giá này, xoài Việt đang đắt gấp 5 lần so với trái xoài của nhiều nước khác đang bán tại Mỹ. Dù đắt đỏ như vậy, nhưng xoài Việt vẫn hút hàng mạnh tại Mỹ. Bằng chứng là hầu như ngày nào cũng có lô hàng xuất khẩu xoài từ Việt Nam vào Mỹ.

Thị trường Mỹ nói riêng cũng như nhiều thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều được các DN đánh giá là còn tiềm năng rất lớn. Do đó, các DN đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư để gia tăng xuất khẩu vào các thị trường này. Cụ thể, bên cạnh việc xúc tiến thương mại tại Dubai, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan…, Công ty Thuận Thiên Thành đang tiến hành xây dựng thêm 1 nhà máy chế biến tại tỉnh Đồng Tháp với công suất gấp 10 lần nhà máy hiện tại và chi phí đầu tư lên tới 30 tỷ đồng. Ông Đặng Quý Ngọc, Giám đốc Công ty Thuận Thiên Thành cho hay, sau khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên vào Trung Quốc, công ty đang chuẩn bị cho lô hàng tiếp theo vào thị trường này với số lượng gấp 3 lần lô hàng đầu tiên, tương đương 3 tấn sản phẩm, trị giá 30.000 USD.

Công ty Vina T&T cũng đang xây dựng một nhà máy chế biến dừa tươi xuất khẩu tại tỉnh Bến Tre với công suất lên tới 25 triệu trái/năm. Hiện đều đặn mỗi tuần Vina T&T xuất khẩu 100.000 trái dừa xiêm Bến Tre cho hệ thống bán lẻ H&T Seafood tại Mỹ. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T, công nghệ bảo quản là một trong những chìa khoá quan trọng trong việc xuất khẩu trái cây tươi sang các thị trường xa như Mỹ. Cụ thể, sau khi qua xử lý, trái dừa tươi xuất khẩu của Vina T&T sẽ bảo quản được tới 80 ngày, trái nhãn bảo quản được 45 – 60 ngày, thanh long 30 ngày, xoài 30 ngày… Hiện Vina T&T cũng đã thực hiện truy xuất nguồn gốc với VNPT, có code kiểm tra sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về vùng trồng, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cục Bảo vệ thực vật và cục Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS)… Trong khi đó, Công ty Chánh Thu thì đang nâng cấp các nhà máy của mình lên tiêu chuẩn FSSC 22000, dù hiện tại các nhà máy này đều đã đạt các chứng nhận HACCP, ISO.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về Doanh nghiệp đầu tư toàn diện để đưa trái cây Việt vào các thị trường khó tính đến quý khách hàng và các doanh nghiệp mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách, đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách có thể yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hi vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.