Doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực

0
239

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về việc doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực đến khách hàng và các DN để cùng tham khảo.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, ông Trương Thanh Hoài (ảnh), Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, dịch Covid-19 cũng mở ra không ít cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là trong thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, các DN Việt phải nâng cao năng lực để có thể tận dụng tốt nhất những cơ hội này.

Ông Trương Thanh Hoài Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực
Ông Trương Thanh Hoài Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực

Ông đánh giá như thế nào về tác động của dịch Covid-19 tới sản xuất công nghiệp trên thế giới nói chung và đặc biệt là đối với Việt Nam nói riêng?

Dịch bệnh là thách thức của chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay. Nước nào phát triển các chuỗi sản xuất trong nước đủ mạnh thì sẽ hạn chế tối đa tác động của các sự cố trong quá trình sản xuất, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, tôi cho rằng chỉ có thể hạn chế được tối đa thôi chứ không thể tránh khỏi bởi hiện nay các quốc gia và các ngành hàng sản xuất phụ thuộc vào nhau rất nhiều, không có quốc gia nào có thể tổ chức được chuỗi sản xuất độc lập.

Với Việt Nam, tác động điển hình có thể kể đến là ngành điện tử và ngành ô tô. Hiện nay với hai ngành này, các sản phẩm linh kiện phụ tùng có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao, mang tính chất đặc thù của các hãng, của các tập đoàn đa quốc gia. Các ngành có kết cấu của chuỗi cung ứng phức tạp như ngành ô tô hay điện tử, mỗi tập đoàn đa quốc gia lại có hệ thống cung ứng với các nhà cung cấp đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt của hãng. Việc thay thế khi đứt chuỗi cung ứng rất khó khăn.

Đối với các ngành khác có tính chất chuỗi cung ứng đơn giản hơn như dệt may, da giày thì có thể tính toán tìm được nguồn cung ứng khác. Tùy đặc điểm của DN sản xuất, nếu DN chỉ đơn thuần gia công các nguyên liệu sản xuất theo chỉ định của nhà mua thì có thể thay thế vật liệu đơn giản hơn. Còn với DN sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh, sản xuất trên cơ sở thương hiệu của DN thì việc tìm kiếm và thay thế nguồn cung sẽ khó khăn hơn.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, dịch Covid-19 có mở ra cơ hội nào cho sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam không, thưa ông?

Cơ hội rất nhiều. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung-Mỹ cộng thêm dịch Covid-19, các tập đoàn đa quốc gia đã nhìn thấy rõ ràng phải có chiến lược “Trung Quốc cộng 1”. Tất cả bỏ vào một “giỏ” Trung Quốc là rủi ro rất lớn cho các tập đoàn đa quốc gia.

Ví dụ, có khoảng 100 DN trong 500 DN hàng đầu thế giới nằm ở Vũ Hán (Trung Quốc), khi dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi sản xuất của các tập đoàn. Để tránh rủi ro, họ sẽ phải chuyển dịch bớt các hệ thống cung ứng ra khu vực xung quanh. Trung Quốc là công xưởng chế tạo của thế giới nhưng Trung Quốc cũng là trung tâm tiêu dùng hàng đầu thế giới, thị trường tiêu dùng tiềm năng trong tương lai.

Sắp tới, Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng dịch vụ là nhiều khi thu nhập đầu người ngày càng cao. Các công xưởng sản xuất sẽ dịch chuyển dần ra khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam có một vị trí địa lý rất thuận lợi sát Trung Quốc, dân số trẻ, chính trị ổn định, chính sách thu hút đầu tư thân thiện… Nếu Việt Nam triển khai triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tôi nghĩ sẽ có cơ hội rất lớn trong thu hút đầu tư.

Để tận dụng được cơ hội dịch chuyển đầu tư vào sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng như về dài lâu tránh được tình trạng bị động về nguồn cung nguyên phụ liệu như hiện nay, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ được nhận định là giải pháp quan trọng. Xin ông cho biết, Bộ Công Thương có tính toán như thế nào để đẩy mạnh lĩnh vực này?

Việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là chính sách nhất quán của Đảng và Chính phủ cũng như Bộ Công Thương trong quá trình phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ là ngành thâm dụng vốn, thâm dụng công nghệ, không phải ngành gia công thông thường. Trong khi đó, DN Việt Nam xuất phát điểm thấp, năng lực sản xuất rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất trong nước cũng như chuỗi sản xuất toàn cầu.

Ở góc độ thu hút đầu tư như đã đề cập, phải nói thêm rằng, song song với thu hút đầu tư phải nâng cao năng lực của DN trong nước lên mới tận dụng được sự lan tỏa của thu hút đầu tư. Muốn làm được điều này, sự nỗ lực tự thân của DN là quan trọng nhất nhưng không thể thiếu “bàn tay” hỗ trợ của Chính phủ. Bộ Công Thương cũng đang thiết kế các chính sách để làm sao hỗ trợ các DN nâng cao năng lực.

Bộ Công Thương có xây dựng các kịch bản khôi phục sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát không, thưa ông?

Hiện nay, chuỗi sản xuất phụ thuộc toàn cầu. Có thể khi dịch chấm dứt ở nơi này lại bùng phát ở nơi kia. Ví dụ, NK 100 linh kiện chỉ cần 1 linh kiện NK ở thị trường có dịch cũng bị gián đoạn. Hiệu nay, yếu tố biến động nhiều nhất là không biết thời gian dịch bệnh thế nào, bao giờ kết thúc. Đầu vào không xác định được thì khó xác định các kịch bản tiếp theo.

Ở thời điểm hiện tại, quan trọng là các biện pháp và nguồn lực của Việt Nam có gì để hỗ trợ cho các DN. Trong thời gian này, DN phải duy trì nhà xưởng, công nhân, tốn chi phí mà hoàn toàn không có doanh thu. Những biện pháp hỗ trợ cần triển khai cấp bách, đặc biệt là với các ngành có nhiều lao động như dệt may, gia giày, tổng số lao động lên tới hơn 6 triệu người. Nếu không giúp DN vượt qua khó khăn thì thậm chí sẽ còn gây ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về việc doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực đến quý khách hàng và các doanh nghiệp mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách. Đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hy vọnng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.