Đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ ngành Tài chính

0
324

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ ngành tài chính đến quý khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo.

Để triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, ngành Tài chính đã đổi mới cơ chế hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý tài chính từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ.

Toàn cảnh Hội thảo về đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ ngành Tài chính
Toàn cảnh Hội thảo về đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ ngành Tài chính

Chi hơn 46 nghìn tỷ đồng trong 4 năm vì cơ chế tài chính

Tại Hội thảo khoa học Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực tài chính, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2016-2019, mặc dù điều kiện ngân sách nhà nước (NSNN) còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bố trí chi NSNN cho phát triển hoạt động khoa học công nghệ luôn ưu tiên bố trí năm sau tăng cao hơn so với năm trước.

Theo đó, tổng dự toán chi NSNN sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2019 đã được Quốc hội thông qua tại các Nghị quyết về phân bổ ngân sách hàng năm là 46.729 tỷ đồng. Nhìn chung các cơ chế, chính sách tài chính nhằm triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã được từng bước đổi mới, hoàn thiện. Nguồn lực tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây, theo đó trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho khoa học và công nghệ đạt 12.825 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016.

Theo bà Lê Thị Thuỳ Vân, Trưởng Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, triển khai thực hiện Luật Khoa học và công nghệ và Chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020, thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chính sách cụ thể nhằm hoàn thiện và đồng bộ hoá thể chế, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính được hiệu quả.

Toàn ngành đã xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ ngành Tài chính đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ đảm bảo hoạt động có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định thành lập và kiện toàn Hội đồng khoa học và công nghệ ngành Tài chính nhằm tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chiến lược, kế hoạch nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ trung, dài hạn và hàng năm của Bộ Tài chính, làm cơ sở để tư vấn tuyển chọn, giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Đại diện Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, thông qua các nghiên cứu về chính sách tài chính quốc gia, hoạt động nghiên cứu khoa học ngành Tài chính đã có những đóng góp đáng kể vào công tác hoạch định chính sách tài chính. Nhiều kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý tài chính, góp phần sửa đổi những chính sách không còn phù hợp, xây dựng hệ thống quan điểm mới, đưa ra nhiều kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ, chính sách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính.

Cùng với đó, tính gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học với công tác tham mưu, tư vấn chính sách đã được thực hiện thường xuyên, phục vụ có hiệu quả công tác điều hành chính sách của Bộ. Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành Tài chính đã kịp thời cung cấp các luận cứ khoa học, đánh giá tình hình kinh tế – tài chính trong nước và quốc tế; nghiên cứu phân tích, đánh giá và đề xuất đối sách ứng phó với những biến động kinh tế bất thường.

“Các chính sách đã tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để hướng nguồn lực xã hội vào các ngành, các lĩnh vực, các vùng có lợi thế so sánh, có tiềm năng tăng giá trị gia tăng. Đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, kinh doanh ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa”, bà Lê Thị Thuỳ Vân nhận định.

Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm của cơ chế tài chính

Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, mặc dù các chính sách nhằm triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã được từng bước thể chế hóa trong các ngành, lĩnh vực; khoa học và công nghệ cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng thực tế triển khai vẫn có một số vấn đề đặt ra.

Đó là trình độ phát triển khoa học và công nghệ còn thấp so với các nước trong khu vực; số lượng tổ chức khoa học và công nghệ nhiều nhưng quy mô còn nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn chưa có tầm nhìn dài hạn trong phát triển khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, việc đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn chậm, cơ cấu chi cho phát triển khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và công nghệ còn chưa hợp lý, tỷ lệ chi thường xuyên còn cao. Cùng với đó, hoạt động của các Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia chưa phát huy được vai trò thu hút đầu tư từ khu vực xã hội cho phát triển khoa học và công nghệ.

Để thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Tài chính một cách hiệu quả, theo PGS.TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, cần thiết phải đổi mới cơ chế huy động và sử dụng NSNN phát triển khoa học và công nghệ.

Cụ thể, NSNN đầu tư cho khoa học và công nghệ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực công ích do Nhà nước quy định. Tăng cường đầu tư NSNN cho việc xây dựng một số tổ chức nghiên cứu và phát triển đạt trình độ hiện đại, tiên tiến, nhất là các tổ chức khoa học và công nghệ đầu ngành có tiềm năng để thúc đẩy quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Đồng thời phải xây dựng cơ chế gắn kết giữa nguồn kinh phí NSNN dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ với nguồn kinh phí để ứng dụng, sản xuất, thương mại hóa sản phẩm. Ưu tiên cho nghiên cứu ứng dụng, phục vụ nâng cao năng suất chất lượng, tăng hiệu quả và cạnh tranh.

Cũng theo bà Lê Thị Thuý Vân, ngành Tài chính phải tập trung phát triển hạ tầng thông tin và thống kê khoa học và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính. Nhất là gắn kết hiệu quả hạ tầng thông tin và thống kê khoa học và công nghệ quốc gia với xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ ngành tài chính vừa thiếu đến quý khách hàng và các doanh nghiệp mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách, đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách có thể yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hi vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.