Giải quyết ra sao vấn đề về xuất xứ hàng nhập khẩu

0
123

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về giải quyết ra sao vấn đề về xuất xứ hàng nhập khẩu đến khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang có tốc độ tăng cao, nhưng có một vấn đề đáng quan tâm là xuất xứ. Diễn biến trong 9 tháng qua ra sao và cần giải quyết thế nào trong thời gian tới?

Giải quyết ra sao vấn đề về xuất xứ hàng nhập khẩu
Giải quyết ra sao vấn đề về xuất xứ hàng nhập khẩu

Nhập siêu gia tăng

Kim ngạch xuất/nhập khẩu 9 tháng qua đạt quy mô lớn nhất từ trước đến nay, có tốc độ tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do nhập khẩu so với xuất khẩu có quy mô lớn hơn (242,66 tỷ USD so với 240,52 tỷ USD) và có tốc độ tăng so với cùng kỳ cao hơn (30,5% so với 18,8%), nên một mặt làm cho vị thế trong quan hệ buôn bán với nước ngoài chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, mặt khác làm xuất hiện vấn đề về xuất xứ hàng nhập khẩu.

Vấn đề xuất xứ hàng nhập khẩu xuất hiện khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), khi được hưởng các mức thuế suất thấp khi xuất, nhập khẩu với các thành viên tham gia hiệp định. Xuất xứ càng được quan tâm trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – vừa là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vừa là hai thị trường có quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đối với các mặt hàng đã được liệt kê thuộc diện theo dõi xuất xứ, cần rà soát kỹ, tập trung vào những mặt hàng có mức tăng đột biến quá lớn, tránh tình trạng đội lốt hàng Việt để hưởng ưu đãi thuế.

Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn nhất, chiếm tới 1/3 tổng nhập khẩu của Việt Nam, tăng gần gấp rưỡi cùng kỳ, chiếm tới 41,5% tổng mức tăng nhập khẩu của cả nước. Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn cả về quy mô, cả về mức tăng như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; điện thoại và linh kiện; sắt thép, sản phẩm chất dẻo… Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng nhập siêu từ Trung quốc gồm:

Một là, do hàng Trung Quốc giá cả rẻ so với các thị trường khác.

Hai là, do thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ tăng mạnh khi chiến tranh thương mại với Mỹ xảy ra, không loại trừ nhiều doanh nghiệp lợi dụng Việt Nam để “xuất khẩu hộ”, “tiêu thụ giùm”.

Nhập siêu từ thị trường này 8 tháng tăng rất cao so với cùng kỳ (38,63 tỷ USD so với 22,015 tỷ USD, tăng tới 16,615 tỷ USD); sang 9 tháng là 42,8 tỷ USD so với 25,1 tỷ USD, tăng 17,7 tỷ USD.

Một bất ngờ là nhập khẩu từ Campuchia tăng khá mạnh. Vấn đề đáng quan tâm là Campuchia chuyển từ nhập siêu lớn sang xuất siêu đối với Việt Nam. Nhập khẩu từ Campuchia trong 8 tháng tới 3,504 tỷ USD (tăng 2,834 tỷ USD, gấp 5,2 lần so cùng kỳ). Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang đây cũng tăng khá, đạt 3,15 tỷ USD (tăng 17,6% so cùng kỳ), nhưng vẫn nhập siêu 354,4 triệu USD, ngược chiều với xuất siêu 2,007 tỷ USD của cùng kỳ. Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu lớn và tăng cao tại thị trường này là hạt điều (gần 1,829 tỷ USD, gấp 7,1 lần), cao su (822,8 triệu USD, gấp 5,3 lần).

Ngoài ra, Việt Nam cũng có mức nhập khẩu lớn từ các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Brazil, Kuwait, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Thái Lan.

Về mặt hàng, có nhiều loại như hạt điều, vải, nguyên phụ liệu dệt may da giày, phế liệu sắt thép, sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại thường khác, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện, phụ tùng ô tô tăng mạnh. Trong các mặt hàng trên, có một số mặt hàng nhập khẩu trong 8 tháng tăng rất cao như hạt điều, vải, sắt thép, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

Biện pháp nào để giải quyết

Đối với các mặt hàng đã được liệt kê thuộc diện theo dõi xuất xứ như đã đề cập ở trên, cần rà soát kỹ, trong đó tập trung vào những mặt hàng có mức tăng đột biến quá lớn; những mặt hàng mà chúng ta được hưởng thuế suất thấp, được giảm thuế nhiều nhất; những mặt hàng mà xuất xứ được quy định theo các FTA để tránh mang danh nghĩa hàng Việt Nam để xuất khẩu được ưu đãi thuế; những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu lớn và tăng vào một thị trường.

Những mặt hàng này phải được xem xét, thông tin đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp khi nhập khẩu vào Việt Nam, xem xét về thuế suất cho hợp lý, tránh để bị lợi dụng gắn mác Việt Nam hoặc thông qua một vài hoạt động sơ chế, lắp ráp nhằm hưởng thuế suất ưu đãi.

Thông qua việc xác định những mặt hàng nhập khẩu mà có tốc độ tăng hoặc có mức tăng lớn bất thường để xác định vào vòng nghi ngờ về xuất xứ.

Đối với các thị trường đã đề cập ở trên cũng cần xem xét kỹ về kim ngạch mà Việt Nam nhập khẩu có quy mô lớn và có mức tăng mạnh để rà soát những mặt hàng thuộc diện “xuất xứ”; đồng thời cũng rà soát các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu có quy mô lớn, có mức tăng đột biến để tránh bị điều tra về xuất xứ.

Biện pháp lâu dài là phải đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng nội địa hóa và giảm thiểu tình trạng gia công lắp ráp, vừa giúp tăng thực thu, hạn chế nhập khẩu, vừa phòng từ xa về xuất xứ.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về giải quyết ra sao vấn đề về xuất xứ hàng nhập khẩu đến khách hàng và các doanh nghiệp, mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách. Đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hy vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.