Làm gì để nông sản Việt chiếm lĩnh “chợ” thế giới?

0
255

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về việc làm gì để nông sản Việt chiếm lĩnh “chợ” thế giới? đến quý khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo.

Việt Nam đã từng bước khẳng định và tiếp tục củng cố vị trí thuộc nhóm “top” 15 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, muốn tiếp tục củng cố, thậm chí từng bước nâng tầm vị thế, vượt các rào cản phi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là điều mấu chốt trong thời gian tới.

Quang cảnh diễn đàn bàn về xuất khẩu nông sản Việt Ảnh: Nguyễn Thanh
Quang cảnh diễn đàn bàn về xuất khẩu nông sản Việt Ảnh: Nguyễn Thanh
Cơ hội vàng từ CPTPP và EVFTA đế xuất khẩu nông sản Việt

Phát biểu tại Diễn đàn nông dân quốc gia lần IV với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới” diễn ra sáng nay 11/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá: Nông nghiệp đã và đang có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt thể hiện qua sự thành công và tăng trưởng trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu nông sản 8 tháng đầu năm đạt 26,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có một số nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD.

“Với kết quả này, Việt Nam đã từng bước khẳng định và tiếp tục củng cố vị trí là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Chúng ta thuộc nhóm top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Phân tích sâu từ góc độ hội nhập, đặc biệt là tham gia các FTA tới xuất khẩu nông sản, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay: Gần đây, Việt Nam đã tham gia một số FTA thế hệ mới, cụ thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 14/1/2019 và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết ngày 30/6/2019.

Hiệp định CPTPP với 10 đối tác, trong đó có những đối tác mà thông qua hiệp định này, Việt Nam lần đầu thiết lập mối quan hệ thương mại tự do song phương như Canada, Chile, Mexico và Peru sẽ mở ra các cơ hội hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các đối tác CPTPP.

Với CPTPP, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm, ví dụ như một số loại thủy sản (cá, tôm), các loại rau quả tươi và rau quả chế biến, gạo, các loại hạt khô ….

Còn với EVFTA, đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, góp phần củng cố mối quan hệ song phương theo hướng chiến lược, toàn diện và bền vững. Về góc độ mở cửa thị trường, EVFTA sẽ đem lại cơ hội lớn cho lĩnh vực nông nghiệp khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0% sau một lộ trình ngắn.

“Ngay khi hiệp định có hiệu lực, 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0%, một số ít các mặt hàng còn lại sẽ được nhập khẩu vào EU theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá.

Vượt rào cản phi thuế quan để xuất khẩu nông sản Việt

Cơ hội lớn thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhờ các FTA là điều dễ thấy. Tuy nhiên, “bánh ngon” cũng không dễ “xơi” nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng. Thực tế cho thấy khi các rào cản thuế quan không còn là vấn đề đáng ngại thì hàng loạt hàng rào phi thuế quan sẽ dần được dựng lên.

Ông Lương Hoàng Thái – Vụ Trưởng Vụ thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho hay: Về cơ bản với những mặt hàng có lợi ích xuất khẩu thì Việt Nam luôn cố gắng làm sao dỡ bỏ các rào cản ở mức cao nhất khi tham gia các FTA. Với những mặt hàng chúng ta không có lợi thế cạnh tranh thì cần phải có lộ trình chuyển đổi hợp lý.

Nông sản Việt còn nhiều dư địa thúc đẩy xuất khẩu nhờ các FTA. Ảnh: Nguyễn Thanh
Nông sản Việt còn nhiều dư địa thúc đẩy xuất khẩu nhờ các FTA. Ảnh: Nguyễn Thanh

“Ví dụ điển hình với mặt hàng cá tra và cá basa là các sản phẩm Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Như vậy, chúng tôi khi đàm phán luôn yêu cầu các nước mở cửa tối đa cho mặt hàng này”, ông Thái nói.

Theo ông Thái, không chỉ với các tra và cá basa, các mặt hàng nông sản khác, ngoài hàng rào thuế quan thì bên trong có “muôn vàn” rào cản khác. Đơn cử như vấn đề về sức khỏe, về môi trường… là những vấn đề nước “bạn” quan tâm, cần bảo vệ. Những yêu cầu đó phía Việt Nam cũng cần phải dung hòa được với lợi ích xuất khẩu.

Xung quanh câu chuyện tận dụng FTA để thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại góp ý: “Tôi cho rằng việc xuất khẩu quan trọng nhất là truy xuất nguồn gốc. Nếu chúng ta hướng dẫn để nông dân có thể đưa ứng dụng blockchain vào sản xuất thì những lo ngại sẽ được giải tỏa rất dễ dàng. Muốn ra thế giới thì chắc chắn phải chứng minh được nguồn gốc nông sản của mình. Bây giờ là thời đại 4.0 rồi, chúng ta không thể bỏ qua việc áp dụng những công nghệ hiện đại trong sản xuất và blockchain chính là giải pháp hữu hiệu”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng Hội NN&PTNT nhấn mạnh: “Thách thức là gì? Đó chính là các hàng rào kỹ thuật. Nếu chúng ta chưa truy xuất nguồn gốc thì không thể vượt rào được. Với xu thế hội nhập thì hàng rào thuế quan sẽ dần dần được loại bỏ về 0%, nên điều quan trọng nhất không phải là cung cấp thông tin mà là hướng dẫn nông dân làm như thế nào”.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về việc làm gì để nông sản Việt chiếm lĩnh “chợ” thế giới? đến quý khách hàng và các doanh nghiệp mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách, đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách có thể yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hi vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.