Nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0%

0
423

Công ty vận tải Khánh Hà thông tin về nông sản Viết Nam xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế suất 0%, các doanh nghiệp và quý khách hàng cùng tham khảo.

Ngày 14/1 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Hàng loạt mặt hàng, phần lớn là nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, CPTPP cũng đặt các doanh nghiệp Việt trước không ít thách thức cần nỗ lực vượt qua.

Việt Nam xuất khẩu nông sản đước hường thuế suất 0% khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Việt Nam xuất khẩu nông sản đước hường thuế suất 0% khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Tiến tới xóa bỏ 97-100% dòng thuế nông sản xuất khẩu 

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương): Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97%-100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.
Xét về từng ngành hàng, có thể thấy giày dép, lúa gạo, thủy sản hay đồ gỗ được hưởng không ít lợi ích. Cụ thể như, 78% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc được hưởng mức cắt giảm 75% so với mức thuế suất hiện tại. Thuế nhập khẩu giày dép vào Mexico và Peru cũng được giảm dần đều và xóa bỏ vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Với thủy sản, các mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực khi xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản. Nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế quan trong hiệp định Việt Nam – Nhật Bản và ASEAN – Nhật Bản sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật Bản, trong đó một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua… sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Tương tự, với việc được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, gạo sẽ có khả năng tiếp cận và tăng trưởng tại thị trường Canada. Mexico cũng là thị trường mới, xuất khẩu khoảng 70.000 tấn/năm và sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu khác như cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng Mexico xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cà phê hạt Arabica và cà phê chế biến giảm mức thuế suất 50% so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ngoài ra, xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất sang các nước Canada, Peru sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh: Với Hiệp định CPTPP, cơ hội dành cho ngành gỗ nhiều hơn là thách thức. Không phải chờ tới khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiêu lực, cách đây nhiều tháng, đơn đặt hàng đối với ngành gỗ đến từ các nước trong khối CPTPP như Canada, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Peru… đã tăng lên rất mạnh. Ví dụ, XK gỗ sang Canada trước đây rất ít, chưa đến 100 triệu USD/năm, nhưng cách đây hơn nửa năm, các DN ngành gỗ đã ký hợp đồng XK sang Canada giá trị khoảng 200-300 triệu USD trong năm 2019.

Nông sản xuất khẩu với thuế suất 0% có 4 thách thức lớn 

Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho hay: Hiệp định CPTPP không chỉ đem lại lợi ích và cơ hội cho Việt Nam mà còn đặt ra những thách thức nhất định. 
Thứ nhất,
 thách thức về mặt kinh tế: Xét theo mặt hàng, một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Một số sản phẩm công nghiệp mà một số nước CPTPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của Việt Nam, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong tương lai 10 – 15 năm nữa sản phẩm của Việt Nam vẫn chủ yếu hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước CPTPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.
Thứ hai, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế: Để thực thi cam kết trong CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn…
Thứ ba, thách thức về xã hội: Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra.
Thứ tư, 
thách thức về thu ngân sách: Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam, chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn.
Trước tác động của hội nhập đến thu ngân sách, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện tái cơ cấu ngân sách nhà nước, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân sách, chính sách thuế, quản lý thuế, hải quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, mở rộng cơ sở thuế, tăng thu nội địa, trên cơ sở đó đảm bảo bền vững ngân sách nhà nước, an ninh tài chính quốc gia.
Nhìn nhận tổng thể về Hiệp định CPTPP, chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân cho rằng: Trong 11 quốc gia, GDP của Việt Nam thấp hơn so với 10 quốc gia khác. Tuy nhiên, Việt Nam lại có một thị trường rất tiềm năng với dân số 95 triệu dân, các nước rất quan tâm đến thị trường này. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp những thách thức nhất định, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường ngay tại “sân nhà” cũng như quốc tế.
“Lĩnh vực nông nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, người nông dân phải dần quen với sản xuất lớn, tổ hợp tác… Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Nếu không làm được, mặt hàng về chăn nuôi, nông sản, thực phẩm chắc chắn sẽ gặp trở ngại từ 11 quốc gia này”, chuyên gia Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Chúng tôi chia sẽ với quý khách hàng những thông tin về nông sản Viết Nam xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế suất 0%, các doanh nghiệp và quý khách hàng cùng tham khảo, quý khách có thể yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty vận chuyển hàng hóa Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hi vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp