Phát triển tập đoàn nông nghiệp Việt để dẫn dắt thị trường

0
201

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về phát triển tập đoàn nông nghiệp Việt để dẫn dắt thị trường đến khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo.

Xung quanh câu chuyện “giải cứu” nông sản, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, sản xuất một loại hàng hóa nào đó cần phải biết ngay từ đầu là sản xuất bán cho ai, với giá nào, bán ở đâu và ở thời điểm nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt, Nhà nước cần tạo điều kiện để hình thành và phát triển những tập đoàn lớn của người Việt có đủ sức dẫn dắt thị trường.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng cần phát triển tập đoàn nông nghiệp Việt để dẫn dắt thị trường
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng cần phát triển tập đoàn nông nghiệp Việt để dẫn dắt thị trường

Về sản xuất hàng hóa tôi cho rằng tất cả đều phải tổ chức sản xuất theo quy hoạch, theo lợi thế từng vùng, từng địa phương một cách khoa học, bài bản và có tính thực tiễn cao. Sản xuất và tiêu thụ phải gắn liền thành một chuỗi chặt chẽ, có tính pháp lý, vừa quản lý được chất lượng hàng hóa, vừa chia sẻ được lợi ích một cách hài hòa trong chuỗi giá trị đó. Ngoài ra, sản xuất nông sản phải xây dựng được thương hiệu, tuân thủ nghiêm kỷ luật sản xuất và kỷ luật thị trường trong thu hoạch, chế biến, tiêu thụ nội địa và XK.

Dư thừa, ùn ứ, thậm chí dẫn tới tình trạng “giải cứu” nông sản không còn là câu chuyện mới của ngành nông nghiệp Việt. Một số ý kiến cho rằng, sản xuất theo quy hoạch, gắn liền sản xuất với tiêu thụ là yêu tố mấu chốt để tránh lặp lại điều này. Quan điểm của ông như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ đã từng chỉ đạo: “Sản xuất một loại hàng hóa nào đó cần phải biết ngay từ đầu là sản xuất bán cho ai, với giá nào, bán ở đâu và ở thời điểm nào là hiệu quả nhất”. Sản xuất phải gắn với các khu chế biến sản phẩm trong các nhà máy để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và một phần hỗ trợ cho việc dư cung những loại nông sản ở từng thời kỳ.

Bên cạnh sản xuất, minh bạch khâu thương mại, giao dịch nông sản cũng đóng vai trò quan trọng giúp nông sản Việt tăng tính chủ động, không bị ép giá, ế ẩm. Xin ông phân tích rõ hơn về điều này?

– Theo tôi, giao dịch hàng hóa nông sản trên thị trường kể cả ở trong nước và giao dịch quốc tế phải đảm bảo tính công khai minh bạch, có đầy đủ dữ liệu thông tin về hàng hóa và thị trường. Muốn vậy, các giao dịch này nhất thiết phải thông qua các sàn giao dịch hàng hóa nông sản độc lập hoặc qua các chợ đầu mối được thiết lập một cách hiện đại đủ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Giao dịch hàng hóa sẽ được thông qua hợp đồng, không bị ép giá, đem lại thua thiệt phần lớn cho người sản xuất. Ngoài ra, sản xuất ra hàng hóa nếu dư thừa hoặc đang chờ bán thì phải có những kho dự trữ lớn.

Dưa hấu là mặt hàng thường xuyên có mặt trong danh sách nông sản phải "giải cứu". Ảnh: N.Thanh
Dưa hấu là mặt hàng thường xuyên có mặt trong danh sách nông sản phải “giải cứu”. Ảnh: N.Thanh

Ông có cho rằng, bên cạnh thúc đẩy XK, chú trọng đúng tầm vào thị trường nội địa sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp dần “xóa sổ” câu chuyện “giải cứu” nông sản?

– Đi đôi với phát triển sản xuất hàng hóa, nguồn cung ngày càng dồi dào, thậm chí có lúc dư thừa với số lượng lớn thì phải coi trọng hệ thống phân phối quốc gia bao gồm chợ, cửa hàng lẻ, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn. Các hệ thống này được phát triển theo quy hoạch chung của các địa phương và trên toàn quốc. Đáng chú ý, hệ thống phân phối này cần phải có năng lực đủ lớn để làm tốt việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước một cách tự giác, thực hiện việc chia sẻ lợi ích hợp lý, kinh doanh không mang tính lợi nhuận đơn thuần.

Cùng với đó, tôi cho rằng trong thời đại công nghiệp 4.0 cần coi trọng việc sử dụng các thành tựu của trí tuệ nhân tạo, data dữ liệu, internet vạn vật để thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa một cách khoa học nhanh chóng và hiệu quả.

Theo ông, thời gian tới ngoài nỗ lực tự thân của người nông dân và các DN, cơ quan quản lý nhà nước cần có sự đồng hành, sát sao như thế nào để góp phần giúp sản xuất, tiêu thụ nông sản ngày càng ổn định, bền vững?

– Những vấn đề cơ bản nêu ở trên, ngoài sự nỗ lực chủ quan của các hộ sản xuất, các hợp tác xã và các DN đang được khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến tiêu thụ hàng hóa nông sản thì cần có sự hỗ trợ một cách hợp lý hiệu quả của Nhà nước, các bộ, ngành và các địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn đang còn tồn tại. Điển hình như tiếp cận đất đai để phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, giao thông cho giao lưu hàng hóa nhằm giảm bớt những chi phí của logistic và các chi phí khác cho các DN sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, Nhà nước cần tạo điều kiện để hình thành và phát triển những tập đoàn lớn của người Việt có đủ sức dẫn dắt thị trường, làm chủ những sản phẩm của Việt Nam sản xuất trong mọi điều kiện thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Ngoài ra, cần hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường XK để không phụ thuộc vào nhiều vào 1 -2 thị trường chính. Nhà nước cần tổ chức kiểm soát thị trường chống hàng gian, hàng giả, buôn lậu trốn thuế gây thiệt hại cho các DN làm ăn chân chính.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường:

Đẩy mạnh chế biến, tìm thị trường XK mới để gỡ khó cho nông sản

Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến thương mại nông sản rất rõ nét. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 24% trong tổng số nông, lâm, thủy sản Việt Nam XK đi các nước. Biểu hiện rõ nhất là giá trị XK nông, lâm, thủy sản sang phía Trung Quốc trong tháng 1/2020 giảm tới 14%. Bên cạnh đó, dịch bệnh này còn ảnh hưởng tới việc ký kết hợp đồng… Một số nông sản “bạn” đã chấp nhận đến giai đoạn đánh giá rủi ro cuối cùng để cấp phép, cho phép XK chính ngạch, nhưng do hạn chế đi lại nên các đoàn công tác của “bạn” không sang được Việt Nam và ngược lại.

Bộ NN&PTNT xác định để tháo gỡ khó khăn trước hết phải tổng rà soát lại khối lượng nông sản, các nhóm mặt hàng XK sang Trung Quốc từ nay đến những tháng cuối năm để đề ra những kịch bản, liệu pháp ứng phó; đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, giải pháp còn là tập trung chế biến. Bộ NNPTNT yêu cầu tất cả các DN chế biến phải liên kết chặt chẽ với những vùng nguyên liệu và tăng cường công tác chế biến để giảm bớt khối lượng XK tươi… Tiếp theo, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu ngành hàng logistic kiểm tra tổng kho dự trữ để đưa một số sản phẩm ướp đông lạnh, kéo dài thời gian phân phối…

Ngoài ra, giải pháp tiếp theo là sẽ tổ chức thương mại, tìm các thị trường khác. Ngay trong tháng 2, Bộ NNPTNT sẽ đi mở thị trường, theo đó một đoàn đi Dubai (UAE) từ ngày 15/2 để mở rộng thị trường Trung Đông; đoàn sang Mỹ từ ngày 22/2…

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương):

Chuyển dần hình thức hỗ trợ người nông dân trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp

“Căn bệnh” cố hữu của các DN sản xuất, cung cấp nông sản là san xuất manh mún nhưng sẵn sàng phá vỡ cam kết cung cấp hàng hóa cho nhà phân phối (nhất là nhà phân phối trong nước) khi có khách hàng trả giá cao hơn, còn khi khó khăn không tiêu thụ được thì lại kêu gọi “giải cứu”, hỗ trợ.

Việc “giải cứu”, hỗ trợ tiêu thụ chỉ là giải pháp ngắn hạn. Muốn nền nông nghiệp phát triển thực sự bền vững thì phải sản xuất quy mô lớn và hình thành các DN nông nghiệp lớn, trong đó phát triển các DN tư nhân (Nhà nước hỗ trợ về chính sách đất đai, vốn, khoa học công nghệ…). Bên cạnh đó, cần sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc để dễ đưa hàng vào hệ thống siêu thị và thị trường XK khó tính; hình thành văn hóa kinh doanh giữ chữ tín, thực hiện theo đúng cam kết.

Người nông dân phải trở thành “người công nhân” ăn lương của các DN còn đầu ra, đầu vào, thị trường để các ông chủ DN lo. Nhà nước nên chuyển dần hình thức hỗ trợ người nông dân trực tiếp như một số cách làm thời gian qua mà chuyển sang hỗ trợ gián tiếp thông qua các công cụ như bảo hiểm giá. Ngoài ra, các vấn đề khác cần giải quyết còn liên quan đến kho lạnh, logistics, công nghiệp chế biến.. Nếu giải quyết được vấn đề lớn, đi vào thực chất như trên mới thoát cảnh “giải cứu” nông sản.

Ông Đặng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang:

Doanh nghiệp muốn giảm chi phí logistics

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có nhiều mặt hàng trái cây XK như sầu riêng, mít, thanh long, bưởi da xanh, xoài… Đáng chú ý, gần 70% được XK sang thị trường Trung Quốc. Để tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ nông sản, tôi đề xuất thời gian tới cần thúc đẩy xúc tiến thương mại; hỗ trợ địa phương có nhà máy chế biến…

Về chính sách trước mắt cần hỗ trợ chi phí lưu kho, tiền điện… cho DN để bảo quản nông sản. Ngoài ra, DN còn mong muốn giảm chi phí logistics nói chung bởi hiện nay chi phí logistics của Việt Nam vẫn khá cao, làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh hàng nông sản XK nói riêng và hàng hóa XK nói chung.

Chúng tôi chia sẽ thông tin về phát triển tập đoàn nông nghiệp Việt để dẫn dắt thị trường đến quý khách hàng và các doanh nghiệp mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách. Đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hy vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.