Xuất khẩu cà phê: Lượng “về nhì”, giá “đội sổ”

0
297

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về xuất khẩu cà phê: Lượng “về nhì”, giá “đội sổ” đến quý khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo.

Dù XK cà phê đứng vị trí thứ hai thế giới, song nhiều năm nay giá trị XK đem lại hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. Thậm chí, giá XK của cà phê Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng “đội sổ”.

Giá trị xuất khẩu cà phê hiện đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: N.Thanh.
Giá trị xuất khẩu cà phê hiện đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: N.Thanh.

Xuất khẩu cà phê giảm mạnh cả lượng lẫn giá trị

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): 8 tháng đầu năm nay, XK cà phê ước đạt 1,17 triệu tấn và gần 2 tỷ USD, giảm 11,8% về khối lượng và giảm tới 21,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 7 tháng đầu năm, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9%. Ngoại trừ 2 thị trường Philippines và Malaysia có giá trị XK cà phê tăng (tăng 22,1% và 3,7%), hầu hết các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. Giá cà phê XK bình quân 7 tháng đầu năm chỉ đạt 1.708 USD/tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong câu chuyện XK cà phê, khi đem lên “bàn cân” so sánh, điểm đáng lưu ý là, dù đang đứng ở vị trí thứ hai thế giới, song giá cà phê XK của Việt Nam lại khá khiêm tốn, thường xuyên nằm ở vị trí “đội sổ”. Ví dụ điển hình minh chứng khá rõ cho điều này là trường hợp XK cà phê sang Australia.

Việt Nam hiện là nguồn cung cà phê lớn thứ hai cho Australia, sau Brazil. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), NK cà phê của Australia nửa đầu năm nay đạt 52,3 nghìn tấn, trị giá 222,81 triệu USD, tăng 5,7% về lượng và tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Về giá cả NK, giá NK cà phê của Australia từ Việt Nam ở mức thấp nhất trong số các nguồn cung, chỉ đạt 1.834 USD/tấn. Trong khi đó, giá NK từ các thị trường khác lần lượt là: Từ Brazil đạt 2.809 USD/tấn, Colombia đạt 3.687 USD/tấn, Indonesia đạt tới 4.565 USD/tấn. Cho tới thời điểm hiện tại, DN XK cà phê Việt Nam vẫn chưa chủ động được giá bán. Mức giá này do các sàn giao dịch cà phê đặt tại London hay New York chi phối.

Nâng chất lượng, tạo thương hiệu cho xuất khẩu cà phê

Vì sao giá cà phê Việt liên tục “tuột dốc”? Tính riêng từ đầu năm đến nay, câu trả lời nằm ở chỗ, giá giảm theo đà giảm giá chung của cà phê thế giới. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chỉ rõ: Trên thị trường thế giới, trong tháng 9, giá cà phê biến động giảm. So với tháng 8, giá cà phê Robusta giao tháng 9 thị trường London giảm 41 USD/tấn xuống còn 1.297 USD/tấn. Giá cà phê thế giới tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm 2019 và giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây do áp lực dư cung của thị trường cà phê toàn cầu.

Đó là bề nổi, là nguyên nhân khách quan. Về mặt chủ quan, yếu tố khiến cho giá XK cà phê của Việt Nam “đội sổ” trường kỳ, theo ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Cà phê, cacao Việt Nam, đó là bởi cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô (chiếm đến hơn 80% khối lượng XK). Ngoài ra, cà phê nguyên liệu khi thu hoạch không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ chín, cà phê còn lẫn các tạp chất dẫn đến chất lượng còn thấp…

Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cũng đánh giá: Việt Nam chủ yếu sản xuất, xuất khẩu cà phê nhân, không đem lại giá trị gia tăng cao. Thế giới biết Việt Nam XK cà phê, song thực tế không biết cà phê Việt Nam như thế nào. Một số nhãn hàng như Trung Nguyên, Nguyên Trang… đã tự đem cà phê XK tới các thị trường quốc tế, song hầu hết thị trường cũng không mang tầm cạnh tranh đẳng cấp toàn cầu, thậm chí cà phê Việt Nam còn chưa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để nâng cao giá trị XK cà phê, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành hàng, nhiều chuyên gia đưa ra quan điểm đồng nhất rằng, trước tiên cần nâng cao chất lượng cà phê ở cả khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Theo đó, cần triển khai những biện pháp đồng bộ như thu hút các DN chế biến cà phê đầu tư vào các vùng trồng cây cà phê trọng điểm, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến khích người dân áp dụng các kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn trong khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Chính phủ cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ nước ngoài về vốn, khoa học công nghệ để xây dựng các nhà máy chế biến phục vụ cho XK.

Bên cạnh đó, xu hướng người tiêu dùng trên thế giới luôn sử dụng các sản phẩm có thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý nên khâu xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam là điều không thể lơ là. Cụ thể, cần tích cực đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam thành sản phẩm quốc gia trên toàn cầu; khuyến khích phát triển các thương hiệu tư nhân về cà phê để đưa ra thị trường thế giới…

Chúng tôi chia sẽ thông tin về xuất khẩu cà phê: Lượng “về nhì”, giá “đội sổ” đến quý khách hàng và các doanh nghiệp mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách, đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách có thể yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hi vọng được hợp tác.

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.