Xuất khẩu thủy sản “lấy đà” hồi phục hậu Covid-19

0
196

Công ty vận tải Khánh Hà chia sẽ thông tin về xuất khẩu thủy sản “lấy đà” hồi phục hậu Covid-19 đến khách hàng và các doanh nghiệp để cùng tham khảo.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến XK thủy sản Việt Nam từ đầu năm đến nay sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, với nhiều lợi thế, sức cạnh tranh ở một số mặt hàng cao hơn các đối thủ khác, XK thủy sản giai đoạn hậu Covid-19 dự báo có nhiều cơ hội bứt phá, bù đắp cho những thiệt hại trước đó.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm 2020. Ảnh: N.Thanh
Ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm 2020. Ảnh: N.Thanh

Giá trị xuất khẩu thủy sản giảm 10%

Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, giá trị XK thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 2,18 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019. Hết quý I/2020, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc là 4 thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 57,69% tổng giá trị XK. Thị trường có giá trị XK thủy sản tăng mạnh nhất là Nga khi tăng tới gần 22%, đạt 26,41 triệu USD.

Tại thị trường nội địa, thời điểm đầu tháng 4, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu giảm 10.000-20.000 đồng/kg tùy cỡ, nhưng đã phục hồi trở lại vào cuối tháng do khan hiếm nguồn cung. Hiện, giá tôm dao động ở mức 90.000-180.000 đồng/kg tùy loại, tùy cỡ. Với cá tra, kể từ đầu tháng 4 đến nay, thị trường cá tra nguyên liệu trong nước tại ĐBSCL có xu hướng giao dịch trầm lắng hơn do sự sụt giảm đơn hàng XK từ hầu hết các thị trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

“Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra lớn nhất của Việt Nam đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Giá bán buôn cá tra tại ĐBSCL giảm 500 đồng/kg so với tháng trước, ở mức khoảng 18.000 đồng/kg đối với cá tra loại I (700-900g/con). Nhu cầu bắt cá nguyên liệu trên thị trường duy trì ở mức thấp. Các công ty lớn hầu như không bắt cá ngoài mà chủ yếu đang bắt trong hệ thống liên kết”, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay.

Xung quanh câu chuyện XK thủy sản, Bộ Công Thương cũng thông tin, những tháng đầu năm nay, tỷ lệ các đơn hàng vẫn giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30 – 50%; tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc huỷ khá cao (lần lượt 20-40% và 20-30%). Đặc biệt tại thị trường châu Âu, phần lớn các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc hủy đơn hàng. Việc ký kết các đơn hàng mới khó khăn, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa gần như không có đơn hàng mới trong quý II và III.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, XK thủy sản của Việt Nam trong tháng 5 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dịch Covid – 19. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn trong tháng 4 khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng phong tỏa.

Xuất khẩu thủy sản thênh thang cơ hội

Hiện nay, dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát tốt hơn tại các quốc gia trên thế giới. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 trong 2 tháng qua, nhưng ngành thuỷ sản Việt Nam có nhiều cơ hội để thích ứng, phục hồi và phát triển trong giai đoạn mới.

“Các quốc gia sản xuất thuỷ sản cạnh tranh chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuado phải phong toả cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng sản xuất và XK. Indonesia hay Philipines, Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi sản xuất sau dịch để duy trì nguồn cung thủy sản cho thế giới. Đây là cơ hội lớn cho thuỷ sản Việt Nam”, ông Hoè phân tích.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân: Hiện nay, một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Trong những tháng tới nhu cầu NK cá tra và các sản phẩm thủy sản khác có thể sẽ ổn định lại như các năm. “Đáng chú ý, dự báo sau khi thị trường EU hồi phục, Việt Nam có lợi thế ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Đặc biệt, đối với sản phẩm tôm chúng ta có mức thuế mà Ấn Độ, Thái Lan hay các nước khác không thể cạnh tranh được”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.

Người đứng đầu Tổng cục Thủy sản chia sẻ, thời gian tới Tổng cục Thủy sản sẽ bám sát sản xuất để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn về tình hình dịch bệnh, thời tiết và chỉ đạo các địa phương tăng cường liên kết sản xuất từ người dân đến DN trong chuỗi sản xuất – thu mua – chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm cân đối cung – cầu.

Tổng Thư ký của VASEP đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các bộ xem xét tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới; thúc đẩy Hiệp định EVFTA có hiệu lực sớm nhất có thể, để các DN tranh thủ tăng cường tiêu thụ thuỷ sản ở thị trường EU rộng lớn trước các lợi thế so sánh với một số quốc gia XK cạnh tranh. Ngoài ra, về dài lâu, ông Trương Đình Hòe đề xuất Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược đầu tư cho thương mại nông – thuỷ sản khu vực biên giới để phát triển thị trường Trung Quốc bền vững hơn nữa; nghiên cứu cách tổ chức các Trung tâm phân phối hàng thuỷ sản ở phía Việt Nam cung cấp thường xuyên và ổn định cho nhu cầu ở phía các tỉnh giáp biên của Trung Quốc…

Chúng tôi chia sẽ thông tin về xuất khẩu thủy sản “lấy đà” hồi phục hậu Covid-19 đến quý khách hàng và các doanh nghiệp, mong rằng thông tin sẽ mang tính thiết thực giúp cho quý khách. Đến với công ty vận tải Khánh Hà quý khách yên tâm về chi phí, giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng dịch vụ, còn kèm theo các dịch vụ hậu mãi hợp tác lâu dài khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Khánh Hà, quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời, tự tin về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi của mình. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng dù là khó tính nhất.

Xin chân thành cảm ơn và hy vọng được hợp tác.