Đôi điều nhận biết C/O là gì và Phân loại C/O

0
1314

Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài điều đầu tiên phải biết và có trong tay là C/O vậy C/O quan trọng ra sao trong quá trình xuất khẩu hàng hóa chúng ta hãy cùng công ty vận tải Khánh Hà Logictics tìm hiểu về C/O.

1/Khái niệm về C/O

Certificate of original – C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.

2/Tác dụng của C/O

– Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

Sai Sót về C/O trong Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu
Sai Sót về C/O trong Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu

[Free Ebook] Sai Sót Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu: 10 Tình Huống Thực Tế Khiến Doanh Nghiệp Trả Giá Đắt (pdf)

– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.

Một ví dụ như sau:

Cùng là mặt hàng là Áo sơ mi dài tay, Việt Nam và Trung Quốc cùng xuất khẩu vào Mỹ.

– Do công nghệ sản xuất của Trung Quốc hiện đại hơn, năng suất tạo ra sản phẩm cao hơn và chủ động được nguồn nguyên vật liệu nên chi phí là ra 1 cái áo sơ mi dài tay là 20 USD/áo (lấy ví dụ thôi nha)

– Còn ở Việt Nam, do công nghệ sản xuất còn chậm phát triển, năng suất lao động thấp hơn và phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu của Trung Quốc) nên giá thành sản xuất ra một cái áo sơ mi dài tay là 28 USD/áo.

Cả 2 nước cùng xuất khẩu vào Thị trường MỸ, để đảm báo có lãi thì các nước buộc phải bán với giá lần lượt là 30 USD/cái áo – giá nhập khẩu và bán trên thị trường là 40 USD/ cái áo (Trung quốc); và 35 USD/cái áo – giá nhập khẩu và bán trên thị trường là 45 USD/cái áo (Việt Nam). Nếu bạn là người mua ở Mỹ và cho bạn chọn thì chắc chắn bạn sẽ chọn mặt hàng nào? –> Hàng hóa của Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh nổi về giá bán so với hàng hóa Trung Quốc. để cân bằng và tăng cạnh tranh lành mạnh thì chính phủ Mỹ sẽ đưa ra giải pháp đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa may mặc của các nước xuất khẩu vào Mỹ. Nếu đánh thuế cùng một thuế suất thì giá hàng hóa của Việt Nam luôn cao hơn hàng hóa của Trung Quốc và hàng hóa của Vệt Nam không thể cạnh tranh và tiêu thụ rất khó khăn tại thị trường Mỹ.

Để cân bằng và tạo tính cạnh tranh cho các mặt hàng của các nước thì Mỹ sẽ có các chế độ Thuế quan khác nhau cho các quốc gia khác nhau. ví dụ như, đối với hàng hóa Trung Quốc thì thuế nhập khẩu có thuế suất là 30% —> giá bán thực sự lúc này là 40 + 30*30% = 49 USD/cái áo; còn hàng hóa của Việt Nam thì chịu thuế là 10% chẳng hạn thì giá bán thực tế của hàng hóa Việt Nam sẽ là: 45 + 40*10% = 49 USD/cái áo. Lúc này giá cả của các mặt hàng cơ bản là ngang nhau nên có thể cạnh tranh được với nhau ngay tại thi trường Mỹ (Phía Mỹ thu thêm được khoản thuế và cũng giúp đỡ được hàng hóa từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Thị trường Mỹ; và bảo hộ được hàng hóa trong nước).

Như ví dụ trên thì Chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho Hàng hóa đến từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Thị trường Mỹ do Mỹ đã ưu ái Việt nam (GSP – chế độ thuế quan phổ cập – chế độ thuế qua ưu đãi do các nước giàu và siêu giàu dành cho các nức nghèo như Việt nam ta) nếu chủ hàng phía Việt nam muốn được hưởng chế độ Tối Huệ Quốc này thì phải chứng nhận xác nhận hàng hóa này là xuất xứ ở Việt nam, do Việt nam sản xuất và Xuất vào thị trường Mỹ. Xác nhận này phải do Đại diện Chính phủ Việt Nam cấp phát – nó chính là C/O – Certifcate of original: Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa.

3/Những ai có thể cấp phát C/O

C/O do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống và không hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.

Ở Việt Nam, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O đó là:

*/ Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các C/O nào do sự thỏa thuận của các chính phủ mà thành.

*/ Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát C/O

4/Các loại C/O

– C/O form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

– C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

– C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)

– C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào

– C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)

– C/O form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)

– C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

– C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi

– C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)

– C/O form Textile (gọi tắt là form T): cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU

– C/O form Mexico (thường gọi là anexo III): cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang MexiC/O theo quy định của MexiC/O

– C/O form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela

– C/O form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp và biên tập