NHÓM 33: HÀNG HOÁ PHỤC VỤ AN NINH QUỐC PHÒNG

0
1191

vukhitno2222a_LANB

NHÓM 33: HÀNG HOÁ PHỤC VỤ AN NINH QUỐC PHÒNG

  1. Tên thủ tục:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ các yêu cầu khẩn cấp; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh

  1. Trình tự thực hiện:
  2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá phục vụ các yêu cầu khẩn cấp:
  3. a) Thủ trưởng cơ quan có văn bản xác nhận hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ các yêu cầu khẩn cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác nhận của mình;
  4. b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp được thông quan trước khi nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Thời hạn nộp chậm không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày hàng hoá được thông quan;
  5. c) Chi cục trưởng Hải quan căn cứ vào tính chất, chủng loại hàng hoá, mức độ khẩn cấp để quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp.
  6. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp các yêu cầu về an ninh, quốc phòng:
  7. a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xác nhận là phục vụ trực tiếp các yêu cầu về an ninh, quốc phòng được thông quan hàng hoá trước khi nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Thời hạn chậm không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày hàng hoá được thông quan;
  8. b) Hàng hoá phục vụ các yêu cầu trực tiếp về an ninh, quốc phòng có văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xác nhận phải được bảo đảm an toàn cao hoặc có yêu cầu bảo mật đặc biệt (tối mật, tuyệt mật) được miễn kiểm tra thực tế và miễn khai hải quan.

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung văn bản xác nhận của mình.

  1. Thủ tục và hồ sơ hải quan thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra tính thuế

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.

Bước 5: Phúc tập hồ sơ.

  1. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
  2. a) Thành phần hồ sơ gồm:

– Tờ khai hải quan: 02 bản chính

– Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản sao;

– Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, và 01 bản sao;

– Bản kê chi tiết: 01 bản chính, và 01 bản sao;

– Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy;

– Văn bản xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng: 01 bản chính;

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
  2. Thời hạn giải quyết :

– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)

– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy  đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

  1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
  2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
  3. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
  4. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
  5. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
  6. d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
  7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
  8. Phí, lệ phí (nếu có): Mức: 20.000 đồng – Thông tư số 43/2010/TT-BTC ;
  9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

Tờ khai hải quan – Thông tư 15/2012/TT-BTC

  1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
  2. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

– Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.